Bảo dưỡng máy nén khí piston có dầu nói chung, cụ thể hơn là bảo dưỡng dòng máy nén khí dây đai. Đây là dòng máy nén khí được thị trường Việt Nam sử dụng phổ biến. Nó xuất hiện ở mọi nơi, từ gia đình cho tới các công trường, nhà xưởng lớn. Bạn đang sở hữu một chiếc máy nén khí piston và bạn cần tìm cách để bảo dưỡng chúng một cách đúng nhất?
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về cách bảo dưỡng máy nén khí piston vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.
Contents
Bảo dưỡng máy nén khí piston – Các bước thực hiện
Dưới đây là chi tiết các bước bạn cần thực hiện khi bảo dưỡng máy nén khí piston:
1. Kiểm tra lọc gió
Một trong những quy trình đơn giản nhất mà bạn nên nhớ khi bảo dưỡng máy nén khí piston là vệ sinh lọc gió thường xuyên. Bạn nên kiểm tra và thay thế chúng sau mỗi 2000 giờ sử dụng, hoặc 6 tháng 1 năm, bạn sẽ tránh được việc đầu nén bị nhiễm bẩn và làm hỏng các chi tiết của máy hoặc làm giảm hiệu suất nén.
Lọc gió có tác dụng bảo vệ cụm đầu nén và các chi tiết bên trong khỏi sự tấn công của bụi bẩn bên ngoài.
Dấu hiệu cho thấy cần thay lọc gió:
- Máy nén khí hoạt động kém hiệu quả, áp suất khí không đủ.
- Máy nén khí phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường.
- Lọc gió bị bẩn, tắc nghẽn hoặc hư hỏng.
Về việc vệ sinh thì bạn cần thực hiện mỗi tháng một lần, hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào môi trường làm việc cũng như tần suất sử dụng máy. Nếu dùng nhiều và môi trường khá bụi bẩn thì bạn nên vệ sinh bộ phận này thường xuyên hơn để giữ được hiệu suất tốt nhất của máy nén.
Cách thực hiện:
- Tháo lọc gió ra khỏi máy nén khí
- Lấy bộ lọc gió ra và làm sạch hết bụi bẩn, sạn, cát.v.v. trong lọc gió. Ở bước này bạn cần thực hiện nhẹ tay nếu bạn không muốn mua lọc gió mới. Một máy thổi bụi cầm tay sẽ rất thích hợp cho bước này.
- Lắp lại bộ lọc vào máy. Nếu lọc gió quá cũ, hoạt động kém hiệu quả thì tốt nhất nên thay mới.
2. Kiểm tra thay dầu
Với rất nhiều bộ phận chuyển động trong máy nén khí piston, bạn cần nhớ kiểm tra mức dầu nhớt và độ sạch của nó. Kiểm tra và thay dầu đúng lúc giúp bảo vệ các bộ phận chuyển động khỏi bị mài mòn quá mức, giữ cho máy nén mát và loại bỏ các chất bẩn.
Thay dầu định kỳ khoảng 500h ~ 3 tháng. Tùy theo điều kiện cụ thể như môi trường làm việc, thời gian máy hoạt động .v.v. mà có thể thay trước hoặc muộn hơn.
Cách thực hiện:
- Cho máy chạy một lúc rồi tắt để làm ấm dầu máy.
- Vặn ốc xả dưới đáy bình và dùng khay để hứng. Đợi dầu chảy ra hết thì vặn ốc lại vị trí ban đầu.
- Mở nắp trên đỉnh khoang dầu, đổ từ từ dầu vào khoang chứa.
- Quan sát cho đến khi lượng dầu đổ vào máy đạt mức yêu cầu thì đừng lại.
- Cuối cùng, đóng chặt nắp khoang dầu.
Video cách thay dầu máy nén khí piston và lọc gió
Video hướng dẫn thay dầu máy nén khí piston thực tế
Kiểm tra các bộ phận chuyển động
Máy nén khí piston có cấu tạo khá đơn giản, nhưng chúng lại có nhiều bộ phận chuyển động hơn các loại khác. Những bộ phận như piston và xéc măng, xi lanh, vòng bi, trục khuỷu và ổ trục, bánh đà, động cơ .v.v. cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bị mài mòn hoặc hỏng.
Khi bảo dưỡng máy nén khí piston, cần thực hiện các công việc sau đối với các bộ phận chuyển động:
- Kiểm tra độ mòn: Kiểm tra bằng mắt thường hoặc dụng cụ đo chuyên dụng để phát hiện các dấu hiệu mòn, rạn nứt hoặc hư hỏng.
- Vệ sinh: Làm sạch các bộ phận để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác.
- Bôi trơn: Bôi trơn các bộ phận chuyển động bằng dầu máy chuyên dụng để giảm ma sát và mài mòn.
- Kiểm tra và điều chỉnh khe hở: Đảm bảo khe hở giữa các bộ phận chuyển động nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
- Thay thế: Thay thế các bộ phận bị mòn, hư hỏng hoặc không còn hoạt động tốt.
Kiểm tra dây curoa
Dây curoa là một bộ phận quan trọng trong máy nén khí dây đai, giúp truyền động từ động cơ đến đầu nén. Việc nhận biết các dấu hiệu cần điều chỉnh hoặc thay thế dây curoa kịp thời sẽ giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy nén khí và tránh các hư hỏng không đáng có.
Bạn có thể thực hiện các bước kiểm tra dây đai khi bảo dưỡng máy nén khí piston như sau:
- Bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường để xem dây curoa có các vết nứt, rạn, hoặc mòn không đều trên bề mặt hay không.
- Kiểm tra độ căng của dây curoa bằng cách ấn vào giữa dây. Nếu dây curoa lún xuống quá mức cho phép (thường là khoảng 10-15mm), cần phải điều chỉnh lại độ căng hoặc thay thế dây curoa mới.
- Tiếng kêu rít hoặc ken két khi máy nén khí hoạt động có thể là dấu hiệu dây curoa bị trượt hoặc quá căng. Nếu tiếng kêu không giảm sau khi điều chỉnh độ căng, có thể dây curoa đã bị mòn hoặc hư hỏng và cần được thay thế.
- Nếu máy nén khí không đạt được áp suất làm việc mong muốn hoặc mất nhiều thời gian hơn để nạp đầy bình chứa khí, có thể dây curoa đã bị trượt hoặc không truyền động đủ lực.
Khi nào cần điều chỉnh và khi nào cần thay thế:
- Nếu dây curoa chỉ bị chùng nhẹ, bạn có thể tự điều chỉnh lại độ căng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Nếu dây curoa bị mòn, nứt, hoặc có các dấu hiệu hư hỏng khác, cần thay thế dây curoa mới để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của máy nén khí.
Cách thực hiện:
- Vặn ốc vít quanh lồng và tháo lồng ra.
- Kiểm tra tình trạng của dây.
- Để thay dây mới, chỉ cần nắm thật chắc dây rồi kéo mạnh về phía bánh đà, đồng thời quay bánh một chút là dây đai được tháo rời khỏi máy.
- Chuẩn bị dây đai mới, lắp một đầu vào puly. Tiếp đó, kéo căng đầu còn lại trên lên bánh đà và quay bánh xuôi chiều, dây đai sẽ vào vị trí cố định.
Kiểm tra và xả nước đọng trong bình chứa
Hơi nước đọng nhiều trong bình chứa sẽ làm giảm hiệu suất của máy và dẫn đến nhanh hỏng bình chứa cũng như ảnh hưởng đến chất lượng khí nén. Vì vậy, việc kiểm tra và xả nước đọng trong bình chứa là một công việc bảo dưỡng máy nén khí piston quan trọng cần được thực hiện định kỳ.
Tầm quan trọng của việc xả nước đọng:
- Giảm thiểu nguy cơ ăn mòn và hư hỏng các thiết bị sử dụng khí nén.
- Đảm bảo chất lượng khí nén sạch, khô, không lẫn nước.
- Kéo dài tuổi thọ của bình chứa khí nén và các thiết bị khác trong hệ thống khí nén.
Cách thực hiện:
- Xả hết áp suất trong bình chứa.
- Mở van xả dưới đáy bình.
- Chờ cho đến khi nước chảy hết ra ngoài.
- Sau đó bạn nhớ đóng van xả lại nhé.
* Xả nước trong bình chứa khí 1 tuần/ 1 lần hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Việc kiểm tra và xả nước đọng trong bình chứa là một công việc đơn giản nhưng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ của máy nén khí piston. Hãy thực hiện công việc này thường xuyên để đảm bảo máy nén của bạn luôn hoạt động tốt nhất.
Vệ sinh toàn bộ máy
Giữ máy luôn sạch sẽ, cả đầu máy nén và lá tản nhiệt bằng cách lau chùi, thổi bụi cũng là một cách bảo dưỡng máy nén khí piston tốt nhất để giữ cho máy nén của bạn có độ bền lâu dài.
Kiểm soát nhiệt độ
Kiểm soát nhiệt độ cũng là một trong những bước bảo dưỡng máy nén khí piston để giúp máy hoạt động tốt nhất.
Bạn cần phải xem xét không gian xung quanh để tránh máy nén khí quá nóng trong quá trình vận hành. Chúng có thể đạt tới 200°C khi hoạt động, vì vậy hãy luôn đảm bảo rằng bạn có đủ không gian để không khí lưu thông và làm mát nó.
Quá nhiệt có thể làm hỏng nghiêm trọng các cơ cấu bên trong hệ thống khí nén, vì vậy hãy nhớ rằng chúng chỉ nên được sử dụng ngắt quãng và nên để ở nơi thông thoáng.
Xem thêm:
Tổng kết
Tuổi thọ của máy nén khí piston dây đai sẽ được kéo dài và hiệu suất của máy luôn ở mức tốt nhất nếu bạn thực hiện đúng các quy trình bảo dưỡng.
Bảo dưỡng máy nén khí piston giúp tiết kiệm chi phí và cho năng suất làm việc tối ưu đem lại nhiều lợi ích cho công việc của bạn.
Nếu bạn còn thắc mắc gì về cách bảo dưỡng máy nén khí piston hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé!
Xem thêm: Cách bảo dưỡng máy nén khí không dầu.
Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.