Hp trong máy nén khí là gì? Những thông số của máy nén khí được hiểu như thế nào?
Bạn đang muốn tìm hiểu và mua máy nén khí mà không biết các thông số kỹ thuật như HP, CFM, PSI .v.v có nghĩa là gì? Thông số máy nén như thế nào là phù hợp với yêu cầu công việc của mình? Có rất nhiều phép đo kỹ thuật và thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn. Nếu bạn không quen thuộc với các thuật ngữ được sử dụng, có thể khó biết máy nén nào tốt nhất cho bạn. Hoặc, nếu bạn đã có máy nén, nhưng bạn lại không biết sử dụng công cụ khí nén nào phù hợp với máy nén khí của mình.
Những thông số này là yếu tố cơ bản cần xem xét khi bạn lựa chọn máy nén khí của mình. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hp trong máy nén khí là gì cũng như các thông số quan trọng khác.
Contents
HP trong máy nén khí là gì?
HP là mã lực, hoặc số lượng công việc mà một động cơ có thể thực hiện. Nó là thước đo lượng điện năng mà động cơ của máy nén có thể cung cấp. Một mã lực nói chung tương đương với 550 foot-pound (1 foot pound = 0.0134 liter atmospheres) mỗi giây. Nhiều khách hàng coi HP là thông số để đưa ra quyết định trong việc lựa chọn máy nén khí.
HP động cơ diesel được đánh giá khác với HP động cơ điện. Ví dụ: Một máy nén khí chạy dầu diesel có công suất 10hp thì chỉ tương đương với khoảng 6hp của máy nén khí chạy điện.
Công thức quy đổi công suất:
– 1Hp = 0.746 Kw ~ 0.75 Kw
– 1Kw = 1.36 Hp.
Chỉ số về công suất chỉ thể hiện cho thông số bơm khí của động cơ, không phải công suất máy lớn, thì thiết bị sẽ hoạt động nhanh hơn. HP càng cao thì máy nén khí càng mạnh mẽ, có thể tạo ra lưu lượng khí nén lớn hơn.
Công suất này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và khả năng làm việc của máy nén khí:
- Lưu lượng khí nén: HP cao hơn đồng nghĩa với khả năng tạo ra lưu lượng khí nén lớn hơn (đơn vị đo là CFM hoặc lít/phút). Điều này có nghĩa là máy nén khí có thể cung cấp đủ lượng khí nén cho các công cụ và thiết bị sử dụng khí nén cùng một lúc, hoặc cho các công việc yêu cầu lưu lượng khí nén lớn.
- Áp suất làm việc: HP cao hơn cũng cho phép máy nén khí đạt được áp suất làm việc cao hơn (đơn vị đo là PSI hoặc bar). Áp suất làm việc cao hơn giúp máy nén khí có thể đáp ứng các ứng dụng yêu cầu áp lực mạnh, ví dụ như các công việc phun sơn, cắt kim loại bằng khí nén.
- Kích thước và trọng lượng máy: Thông thường, máy nén khí có HP cao hơn sẽ có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Điều này cần được xem xét khi lựa chọn máy nén khí phù hợp với không gian làm việc và nhu cầu di chuyển.
- Tiêu thụ điện năng: Máy nén khí có HP cao hơn sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Do đó, bạn cần cân nhắc đến chi phí vận hành khi lựa chọn máy nén khí có công suất phù hợp.
Tóm lại: HP là một thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất, khả năng làm việc, kích thước, trọng lượng và mức tiêu thụ điện năng của máy nén khí. Việc lựa chọn máy nén khí có công suất HP phù hợp sẽ đảm bảo hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí vận hành.
Ý nghĩa của HP trong việc lựa chọn máy nén khí:
Khi lựa chọn máy nén khí, bạn cần xem xét nhu cầu sử dụng của mình để chọn máy có công suất HP phù hợp. Nếu bạn chỉ cần sử dụng máy cho các công việc nhỏ như bơm xe, bắn đinh, thì máy nén khí mini có công suất 0.5 – 1 HP là đủ. Tuy nhiên, nếu bạn cần sử dụng máy cho các công việc công nghiệp nặng như phun sơn, vận hành máy móc, thì bạn cần chọn máy nén khí có công suất từ 2 HP trở lên, công suất của máy nén khí công nghiệp có thể lên tới hàng trăm mã lực.
Xem thêm: Tư vấn máy nén khí mini – Cách chọn máy
PSI (Pounds per Square Inch) là gì?
PSI là thước đo áp suất, viết tắt của Pounds per Square Inch còn được hiểu là áp suất không khí hoặc áp lực khí nén. Đây là thước đo về lượng lực mà máy nén có thể tạo ra trên một inch vuông không gian. Lực của không khí là nguồn cung cấp năng lượng trong khi tạo ra khí nén.
Ví dụ, đầu ra của máy nén khí được đánh giá ở 500 psi có nghĩa là nó cung cấp 500 pound áp suất trên mỗi inch vuông.
Áp lực khí nén thường được tính theo đơn vị Mpa, bar, kgf/cm2, Psi, Atm… Với công thức quy đổi như sau:
- 1 Mpa = 10 bar
- 1 Atm pressure = 1,01325 bar
- 1 Bar = 14,5038 Psi
- 1 Bar = 1,0215 kgf/cm2
Việc xác định xếp hạng PSI bạn cần phụ thuộc vào loại dụng cụ khí nén bạn sẽ sử dụng. Hầu hết các máy nén sử dụng trong gia đình hoặc các ứng dụng công nghiệp cung cấp định mức tối đa từ 150 đến 175 PSI và có thể dễ dàng xử lý các dụng cụ không khí với áp suất tối thiểu yêu cầu từ 90 đến 100 PSI.
CFM & SCFM: Lưu lượng khí nén
CFM là thước đo lưu lượng, viết tắt của feet khối trên phút. Một cách khác dễ hiểu hơn CFM đo về khả năng đầu ra của máy nén khí. Máy nén có thể cung cấp bao nhiêu feet khối mỗi phút và ở áp suất nào (PSI)
SCFM là Feet khối tiêu chuẩn trên phút và là một cách xác định phép đo lưu lượng chính xác hơn mà máy nén có thể thực hiện được.
Lưu lượng khí của máy nén khí thường được tính theo đơn vị: lít/phút, m3/phút, CFM, Nm3/phút. Sau đây là công thức quy đổi:
- 1 m3/phút = 1000 lít/phút
- 1 m3/phút = 1,089 x 1 Nm3/phút
- 1 CFM = 0,0283 m3/phút
Giống như PSI, lưu lượng khí bạn sẽ cần được xác định bởi công việc mà bạn sử dụng máy nén và các công cụ khí nén bạn sẽ sử dụng.
Làm thế nào để chọn máy nén khí phù hợp?
Bạn đã hiểu về các thông số cơ bản CFM, PSI, HP trong máy nén khí là gì rồi đúng không? Bạn có thể kiểm tra các yêu cầu về không khí cho dự án của mình và đảm bảo rằng máy nén khí đáp ứng nhu cầu của bạn.
Thêm một số thông số quan trọng trước khi chọn mua máy nén khí đó là dung tích bình chứa, loại máy nén khí có dầu hay không dầu hoặc máy nén khí trục vít.
Chúng tôi cũng có một bài viết nói rõ về các thông số cũng như cách tính trước khi chọn mua máy nén khí. Xem thêm trong bài viết: Cách chọn máy nén khí
Chúng tôi hy vọng sau bài viết này bạn có thể tự chọn cho mình một máy nén khí phù hợp và hiểu rõ về các thông số được in trên máy nén.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn để lại ở phần bình luận phía dưới. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Chúng tôi là nhà cung cấp máy nén khí Pegasus chính thức tại Hà Nội.
Miễn phí vận chuyển nội thành
Giao hàng nhanh trong ngày
Bạn cần tìm mua các loại máy móc như máy khoan, máy mài, cắt cưa, máy hàn .v.v. Xem thêm >>> tại đây.