Máy nén khí công nghiệp rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại, vậy nên để chọn được một sản phẩm ưng ý và phù hợp với công việc là điều bạn đắn đo suy nghĩ? Việc chọn lựa đôi khi nhầm lẫn và có thể không chính xác, sẽ dẫn đến nhiều rắc rối với doanh nghiệp, cửa hàng hoặc xưởng của bạn.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ nêu ra ba cách chính để bạn có thể chọn được máy nén khí công nghiệp ưng ý nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Contents
Cách chọn máy nén khí công nghiệp hiệu quả
Việc chọn máy nén khí công nghiệp hiệu quả đòi hỏi sự nghiên cứu, tính toán và hiểu biết về nhu cầu của bạn. Cách chọn máy nén khí công nghiệp hiệu quả là dựa trên 3 đặc điểm chính sau đây:
- Thông số kỹ thuật: Hiểu rõ về các thông số kỹ thuật như công suất, áp lực, lưu lượng khí và dung tích bạn cần cho công việc là bao nhiêu và như thế nào là hợp lý. Đây là điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi chọn để tránh trường hợp thừa hoặc thiếu khí nén.
- Loại máy: Tiếp theo là dòng máy nén khí phù hợp. Có 3 dòng máy nén khí chính thường được sử dụng trong công nghiệp là máy nén khí trục vít, máy nén khí piston (loại dây đai) và máy nén khí ly tâm. Trong ứng dụng công nghiệp phần lớn sử dụng máy nén khí trục vít và ly tâm, tuy nhiên, còn tùy theo ngành nghề và nhu cầu dùng ít hay nhiều, tính cơ động thì dùng máy nén khí piston.
- Chất lượng khí nén: Bạn cần lưu ý là bạn nên chọn loại máy nén khí có dầu hay không dầu. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng khí nén của bạn là gì? Có yêu cầu đặc biệt về chất lượng khí nén phải sạch, khô, không bị lẫn dầu và nước để chọn loại phù hợp nhất.
Ngoài các điều chính cần lưu ý về cách chọn máy nén khí công nghiệp được nêu phía trên, bạn cần lưu ý thêm về độ ồn, kích thước trọng lượng, thương hiệu và giá cả, chính sách bảo hành .v.v.
Thông số kỹ thuật của máy nén khí công nghiệp
Một trong những điều làm bạn lăn tăn nhất là đặt đúng thông số của máy nén khí công nghiệp? Chọn sai các thông số như công suất, lưu lượng hoặc áp suất cho cơ sở của bạn có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu hụt khí nén, không đủ áp cho các công cụ sử dụng .v.v. trong sản xuất và hoặc tăng chi phí do năng lượng bị lãng phí. Do đó bạn cần phải hiểu về ứng dụng và cách sử dụng để chọn kích thước và dung tích bình chứa của máy một cách chính xác.
Cách chọn công suất máy nén khí công nghiệp
Để chọn công suất máy nén khí công nghiệp phù hợp, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
1. Xác định nhu cầu sử dụng:
- Tổng lưu lượng khí nén: Tính toán tổng lưu lượng khí nén cần thiết cho tất cả các thiết bị và quy trình sản xuất. Lưu lượng khí nén thường được đo bằng m³/phút hoặc lít/phút. Bạn có thể tham khảo thông số kỹ thuật của từng thiết bị hoặc nhờ sự tư vấn của chuyên gia.
- Áp suất làm việc: Xác định áp suất làm việc tối đa mà máy nén khí phải cung cấp. Áp suất này thường được đo bằng bar hoặc psi.
- Hệ số đồng thời: Xác định tỷ lệ các thiết bị sử dụng khí nén cùng một lúc để tính toán lưu lượng khí nén thực tế cần thiết.
- Dự phòng: Cần có một khoảng dự phòng khoảng 20-30% để đảm bảo máy nén khí có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lai hoặc khi có sự cố xảy ra.
2. Tính toán công suất máy nén khí:
Sau khi xác định được các thông số trên, bạn có thể tính toán công suất máy nén khí cần thiết bằng công thức sau:
Công suất máy nén khí (kW) = (Lưu lượng khí nén (m³/phút) x Áp suất làm việc (bar) x Hệ số đồng thời) / Hiệu suất máy nén khí
Lưu ý:
- Hiệu suất máy nén khí thường nằm trong khoảng 0.7 – 0.9, tùy thuộc vào loại máy và công nghệ.
- Bạn nên chọn máy nén khí có công suất lớn hơn một chút so với kết quả tính toán để đảm bảo máy hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn.
Cách chọn lưu lượng và áp suất máy nén khí công nghiệp phù hợp
Việc chọn lưu lượng khí và áp suất máy nén khí công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả sản xuất và tiết kiệm năng lượng. Dưới đây là các bước hướng dẫn bạn cách chọn lựa:
1. Xác định nhu cầu sử dụng:
- Lưu lượng khí nén: Tính toán tổng lưu lượng khí nén yêu cầu của tất cả các thiết bị sử dụng khí nén và quy trình sản xuất. Bạn có thể tham khảo thông số kỹ thuật của từng thiết bị hoặc nhờ sự tư vấn của chuyên gia, bên cung cấp các thiết bị sử dụng khí để có tính toán chính xác. Lưu lượng khí nén thường được đo bằng m³/phút hoặc lít/phút.
- Áp suất làm việc: Xác định áp suất làm việc tối đa mà các thiết bị và quy trình sản xuất yêu cầu. Áp suất này thường được đo bằng bar hoặc psi. Ví dụ, thiết bị sử dụng khí nén của bạn cần có áp suất làm việc là 8 bar để có thể hoạt động, thì áp suất làm việc của máy nén khí cũng phải tương đồng.
- Hệ số đồng thời: Xác định tỷ lệ các thiết bị sử dụng khí nén cùng một lúc để tính toán lưu lượng khí nén thực tế cần thiết. Thông thường, hệ số đồng thời được ước tính khoảng 0.7 – 0.8.
- Dự phòng: Cần có một khoảng dự phòng khoảng 20-30% để đảm bảo máy nén khí có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lai hoặc khi có sự cố xảy ra. Thường trong các ứng dụng sản xuất dây chuyền công nghiệp nhà xưởng lớn sẽ phải tính khoản dự phòng này.
Chọn áp suất làm việc
- Áp suất làm việc tối đa: Chọn máy nén khí có áp suất làm việc tối đa lớn hơn hoặc bằng áp suất làm việc tối đa yêu cầu của các thiết bị và quy trình sản xuất.
- Tụt áp: Cần xem xét đến hiện tượng tụt áp trong đường ống dẫn khí. Bạn nên chọn máy nén khí có áp suất làm việc cao hơn một chút so với yêu cầu để bù lại lượng áp suất bị mất trong quá trình vận chuyển khí.
Áp suất là gì và làm sao chúng ta có thể đo được?
Áp suất là độ lớn của áp lực mà bị ép trên một diện tích có phương vuông góc với bề mặt bị ép.
Áp suất có tên tiếng anh là Pressure, được kí hiệu là P trong vật lí học. Trong hệ SI, đơn vị của áp suất là N/m2 (Newton trên mét vuông), nó được gọi là Pascal (Pa).
Phương thức đo áp suất
Áp suất có thể được đo bằng pound trên inch vuông (psi), hoặc bar (thước đo áp suất theo hệ mét). Để hiểu điều này một cách đơn giản hơn, áp suất đề cập đến khối lượng lực cần thiết để thực hiện một lượng công việc nhất định, tại bất kỳ thời điểm nhất định nào.
Máy nén khí phải cung cấp đủ áp suất để thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Có 2 phương pháp để đo áp suất, đó là sử dụng cảm biến đo áp suất (hay còn gọi là sensor đo áp suất) và đồng hồ đo áp suất.
Lấy ví dụ: Áp suất khí trong bình chứa.
Như ta đã biết, trong không khí có rất nhiều các phân tử khí. Các phân tử này không nằm im mà luôn hoạt động. Khi các phân tử này hoạt động, nó sẽ va đập vào thành của bình chứa. Và khi va đập, các phân tử này sẽ gây nên 1 áp lực vào thành của bình chứa. Độ lớn của áp lực này chính là áp suất của khí.
Chọn lưu lượng khí nén
- Lưu lượng khí nén thực tế: Tính toán lưu lượng khí nén thực tế cần thiết bằng cách nhân tổng lưu lượng khí nén yêu cầu với hệ số đồng thời và cộng thêm khoảng dự phòng.
- Chọn máy nén khí: Chọn máy nén khí có lưu lượng khí nén lớn hơn hoặc bằng lưu lượng khí nén thực tế đã tính toán.
Lưu lượng khí phù hợp cho máy nén:
Khi bạn đang tìm cách cung cấp đủ khí nén cho một ứng dụng nhất định, điều quan trọng là phải xem xét lượng lưu lượng khí nén (CFM) cần thiết ở một áp suất cụ thể (PSI) cần thiết để quy trình hoạt động bình thường.
Ví dụ:
Giả sử bạn có 3 thiết bị sử dụng khí nén với lưu lượng lần lượt là 100 lít/phút, 150 lít/phút và 200 lít/phút. Áp suất làm việc tối đa của các thiết bị là 8 bar. Hệ số đồng thời là 0.75.
- Tổng lưu lượng khí nén yêu cầu: 100 + 150 + 200 = 450 lít/phút
- Lưu lượng khí nén thực tế: 450 x 0.75 + 20% = 382.5 lít/phút
- Áp suất làm việc: 8 bar
Như vậy, bạn nên chọn máy nén khí có lưu lượng khí nén tối thiểu là 382.5 lít/phút và áp suất làm việc tối đa là 8 bar.
Hoặc có thể hình dung ở một ví dụ về lưu lượng khí để di chuyển 1 khối gỗ như sau:
Để di chuyển một khối gỗ trong một khoảng cách ngắn trong một khung giờ, sẽ cần ít lưu lượng hơn và có thể sử dụng 1 máy nén khí loại nhỏ. Máy nén sẽ bật tắt theo chu kỳ và nạp đầy bình chứa vào lần tiếp theo khối gỗ được yêu cầu di chuyển.
Thế nhưng, nếu khối gỗ phải được di chuyển liên tục ở một khoảng cách dài hơn, trong nhiều giờ hơn thì sẽ cần một luồng không khí lớn hơn và có khả năng sản xuất khí nén liên tục, lúc này cần phải một máy nén lớn hơn. Nếu lưu lượng không đủ, quá trình sẽ đòi hỏi di chuyển gỗ đến nơi phải nghỉ thường xuyên.
Dĩ nhiên, máy nén khí cũng phải có áp lực đủ khỏe để đẩy được khối gỗ đi và nó không liên quan đến việc có thể đưa khối gỗ đi liên tục như lưu lượng khí. Công suất máy nén khí càng lớn thì lưu lượng khí được tạo ra càng nhiều.
Xem bài viết để hiểu rõ hơn về các thông số máy nén: Thông số máy nén khí: cfm, psi, bar, hp, kw là gì?
Điều quan trọng cần lưu ý là máy nén khí trục vít có xu hướng tạo ra nhiều lưu lượng trên mỗi kW (Hp) hơn so với máy nén khí piston.
Các loại máy nén khí công nghiệp
Sau khi đã xác định được công suất và lưu lượng của máy nén khí công nghiệp thì điều tiếp theo bạn cần quan tâm chọn loại. Loại máy nén khí nào phù hợp với dây chuyền sản xuất, công việc của bạn?
Cũng như trong bài viết: Máy nén khí hoạt động như thế nào? chúng tôi cũng đã đề cập đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng loại máy nén khí một cách chi tiết. Vậy nên ở đây chúng tôi chỉ nêu ra các loại máy nén khí công nghiệp chính được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại Việt Nam.
Máy nén khí công nghiệp piston
Máy nén khí piston là loại máy nén khí đơn giản nhưng ứng dụng rộng rãi từ những cửa hàng lớn nhỏ, gara xe đến các xưởng sản xuất khác nhau. Máy nén khí piston dòng dây đai có ưu điểm là dễ dàng bảo trì , chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm của máy nén khí dây đai ta cần lưu ý như sau.
- Máy nén khí dây đai không thể hoạt động liên tục. Có nghĩa rằng máy chỉ chạy được 50-60% chu kỳ hoạt động. Với chu kỳ 1 giờ, máy chỉ chạy tối đa 30-35 phút. Chúng cần một khoảng thời gian nhất định để làm mát nếu không sẽ dẫn đến quá nhiệt và tắt máy.
- Một lưu ý quan trọng nữa là độ ồn của máy nén khí dây đai cao.
Máy nén khí đầu nổ
Máy nén khí đầu nổ hay được dùng trong các công trường những nơi không được cung cấp sẵn nguồn điện. Tiện lợi và lưu động là ưu điểm đáng chú ý nhất của loại này. Tính cơ động cao với công suất và áp lực vẫn đảm bảo được cho yêu cầu công việc như các loại nén khí dùng điện khác.
Nhược điểm là máy có chi phí cao hơn so với dòng máy nén khí dây đai ở cùng công suất.
Máy nén khí công nghiệp trục vít
Nếu hệ thống khí nén của bạn cần cung cấp khí nén liên tục, máy nén khí trục vít là một lựa chọn phù hợp. Máy nén khí trục vít là tiêu biểu của dòng máy nén khí công nghiệp. Khác với máy nén khí dây đai, máy nén khí trục vít được sử dụng cho các ứng dụng cần khí nén liên tục, hoạt động 100% công suất trong một chu kỳ làm việc.
Máy nén khí trục vít rất đa dạng phù hợp với nhiều yêu cầu công việc. Bạn nên chọn dòng máy nén khí công nghiệp này vì máy có tốc độ cố định, công suất lớn. Tiện ích lớn nữa là bạn kết hợp nó với máy sấy khí và bình tích rất phù hợp với những ứng dụng cần khí khô và sạch.
Video hệ thống máy nén khí công nghiệp
Máy nén khí trục vít tích hợp biến tần
Máy nén khí công nghiệp trục vít trang bị biến tần (VSD) là một sự lựa chọn tối ưu đối với những nhu cầu sử dụng lượng khí thay đổi liên tục. Đặc biệt là nhu cầu tải thay đổi lên xuống liên tục trong dây chuyền sản xuất.
Chi phí tiêu thụ điện năng của máy nén khí công nghiệp không trang bị biến tần thường rất tốn kém, có thể chiếm đến 70% chi phí dòng đời sản phẩm. Vì vậy sử dụng máy nén khí công nghiệp biến tần có thể giúp bạn tiết kiệm 30-50% chi phí điện năng. Tùy vào công suất của máy nén mà có thể tiết kiệm từ 100$ đến hơn 10,000$ một năm và thậm chí hơn.
Máy nén khí biến tần có thể đáp ứng nhiều nhu cầu tải khác nhau, có thể tăng giảm tốc độ theo từng nhu cầu tải và giúp loại bỏ phần điện năng lãng phí. Bạn có thể tiết kiệm chi phí điện năng và dùng đầu tư vào nhiều dự án khác.
Xem thêm:
Nên chọn máy nén khí công nghiệp không dầu hay có dầu
Bước đầu tiên trong việc lựa chọn máy nén khí là đánh giá nhu cầu sử dụng của nhà máy, nhà xưởng. Nếu sản phẩm sản xuất có yêu cầu nghiêm ngặt về ô nhiễm dầu ở đầu ra, bắt buộc phải sử dụng máy nén khí không dầu. Nếu các sản phẩm không có yêu cầu đặc biệt, và trong các ngành công nghiệp phổ thông, ta có thể sử dụng máy nén khí có dầu, lượng dầu trong máy giúp làm kín, làm mát, bôi trơn và chống mài mòn cho máy.
Chi phí của một máy nén khí không dầu tốn kém hơn. Bạn nên cân nhắc chọn lựa máy nén khí có dầu đối với những ứng dụng không quá đặc thù. Lượng dầu trong nén khí dầu có thể được xử lý bằng những loại cốc lọc. Cốc lọc khí có thể làm sạch lượng dầu trong khí nén đến 0,001 micron, ngoài ra còn có các loại lọc các-bon giúp lượng khí nén có thể đạt chuẩn “Class 1” về chất lượng khí.
Máy nén khí không dầu
Ưu điểm của máy nén khí không dầu là cho ra lượng khí sạch đảm bảo cho yêu cầu công việc. Máy nén khí không dầu được sử dụng để sản xuất một số sản phẩm đặc trưng như chất bán dẫn, dược, giấy .v.v.
Tiếp đến là khả năng giảm âm, giúp môi trường làm việc của bạn không bị làm phiền bởi tiếng ốn khó chịu khi máy chạy.
Nhược điểm là chi phí đắt hơn so với những loại nén khí có dầu và hiệu suất thấp hơn.
Máy nén khí có dầu
Máy nén khí công nghiệp có dầu sử dụng dầu máy để làm mát và bôi trơn các chi tiết, giúp máy hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Dòng máy này chiếm tới 90% thị phần, nó phổ biến trong hầu hết các ứng dụng cần đến khí nén.
Khí nén cung cấp có chứa một lượng dầu nhỏ và thường được sử dụng cho những công việc không đòi hỏi chất lượng khí nén cao như: cơ khí, sửa chữa, bơm hơi v.v.
Ưu điểm là chi phí rẻ và đa dạng mẫu mã chủng loại.
Nhược điểm là bảo dưỡng nhiều hơn máy nén khí không dầu.
Xem thêm:
Tổng kết
Hiện tại trên thị trường Việt Nam, các loại máy nén khí công nghiệp có nhiều mẫu mã mới mang lại hiệu quả cao và sử dụng công nghệ vượt trội. Nổi tiếng trong những năm gần đây có thương hiệu Pegasus, dòng máy nén được ưa chuộng vì được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
Nếu bạn ưa chuộng hàng Việt Nam chất lượng cao thì bạn nên cân nhắc chọn lựa máy nén khí công nghiệp của thương hiệu Pegasus. Thay vì sử dụng những thương hiệu của nước ngoài, chi phí, bảo hành đều đắt đỏ thì Pegasus là sự lựa chọn thông minh tiết kiệm chi phí dành cho bạn.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào trước khi chọn mua máy nén khí công nghiệp thì chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Nên dùng loại nào, công suất ra sao, dòng máy nào sẽ phù hợp với công việc của bạn nhất.
Để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách chính xác và nhanh chóng nhất.